Blog

Không Có Pháp Luật Xã Hội Sẽ Không Có Điều Gì ?

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do. Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

Với tầm quan trọng như vậy thì không có pháp luật xã hội sẽ không có điều gì. Cùng Top10vietnam.net tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Không Có Pháp Luật Xã Hội Sẽ Không Có
Không Có Pháp Luật Xã Hội Sẽ Không Có

Câu hỏi: không có pháp luật xã hội sẽ không có

A. Gò ép quy định của pháp luật.

B. Không có trật tự và ổn định.

C. Không có những quy định bắt buộc.

D. Không có ai bị kiểm soát hoạt đông.

Đáp án đúng: B.

Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự và ổn định, không thể tồn tại và phát triển được (theo Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 12), thông qua các văn bản luật, pháp luật xác lập quyền của công dân, là căn cứ để công dân thực hiện quyền của mình.

Giải thích lý do chọn đáp án B:

Pháp luật gồm các quy tắc xử sự chung, được thể hiện trong những hình thức xác định.  Và được đặt ra không phải xuất phát từ một trường hợp cụ thể.  Mà là sự khái quát hóa từ rất nhiều những trường hợp có tính phổ biến trong xã hội. Điều này đã làm cho quy định pháp luật có tính khái quát hóa cao.  Là những khuôn mẫu điển hình để các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực hiện theo khi gặp phải những tình huống mà pháp luật đã dự liệu.

Pháp luật mang tính băt buộc chung. Các quy định pháp luật được dự liệu không phải cho một tổ chức.  Hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan. Xuất phát từ vị trí, vai trò của nhà nước trong xã hội (tổ chức đại diện chính thức cho toàn xã hội).  Nên pháp luật là bắt buộc đối với tất cả, việc thực hiện pháp luật

Không Có Pháp Luật Xã Hội Sẽ Không Có
Không Có Pháp Luật Xã Hội Sẽ Không Có

Vai trò của pháp luật như sau:

1/ Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

  • Pháp luật là công cụ để bảo vệ công lý, thực hiện công bằng xã hội.
  • Pháp luật giúp nhà nước phát huy quyền lực của mình, kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình.
  • Nhà nước ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội: Công bố công khai, kịp thời, thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin; đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xây dựng tủ sách pháp luật ở địa phương, cơ quan,…

2/ Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

  • Thông qua các văn bản luật, pháp luật xác lập quyền của công dân, là căn cứ để công dân thực hiện quyền của mình.
  • Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người. pháp luật quy định cụ thể về quyền con người trong các lĩnh vực khác nhau, vừa quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền con người. Pháp luật còn cấm những hành vi xâm hại tới quyền con người và quyđịnh các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với các chủ thể có hành vi đó, qua đó bảo vệ quyền con người tốt nhất.

Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất vì:

  • Pháp luật là khuân mẫu có tính phổ biến và bắt buộc chung; nên quản lí bằng pháp luật sẽ đảm bảo tính dân chủ; công bằng và phù hợp với lịch ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau; tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật.
  • Pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất; trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước; nên hiệu lực thi hành cao. Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ giáo dục, thuyết phục rồi đến cưỡng chế.

Tuy vậy, pháp luật không phải là chìa khóa vạn năng, nó có mối liên hệ mật thiết với các công cụ khác, các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, đạo đức, tập quán, tôn giáo… và chỉ đạt được hiệu quả cao nhất khi có sự phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ giữa pháp luật với các công cụ đó. 

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu được vai trò của pháp luật, giải đáp được thắc mắc không có pháp luật xã hội sẽ không có điều gì. Hãy theo dõi Top10vietnam.net để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nữa nhé.

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button