Động Tác Quay Tại Chỗ Dùng Để Làm Gì ?
Trong giáo dục Quốc phòng an ninh chắc hẳn chúng ta đều nghe tới động tác quay tại chỗ. Cùng Top10vietnam.net tìm hiểu và trả lời câu hỏi động tác quay tại chỗ dùng để làm gì nhé.
Động tác quay tại chỗ dùng để làm gì?
a. Để đổi hướng theo đúng ý định, giữ được vị trí đứng
b. Để đổi hướng nhanh chóng, chính xác, giữ được vị trí đứng
c. Để đổi thực hiện lệnh của người chỉ huy một cách chính xác
d. Để nhanh chóng đổi đội hình, giữ được đúng hướng
- Đáp án: b. Để đổi hướng nhanh chóng, chính xác, giữ được vị trí đứng
Kiến thức liên quan
Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh trong ngành giáo dục đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp đến việc tổ chức thực hiện ở từng cơ sở, nhà trường, đơn vị. Các cơ quan quản lý giáo dục đã có sự chỉ đạo kiên quyết để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng – an ninh trong toàn ngành.
Đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng ở cấp trung học phổ thông đã bước đầu được hình thành và phát triển. Sở giáo dục và đào tạođã từng bước thực hiện biên chế giáo viên theo các văn bản quy định hiện hành; việc tổ chức học theo phân phối chương trình, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho từng học sinh đã được thực hiện ở nhiều trường trong toàn tỉnh.
Giáo dục quốc phòng, an ninh cho học sinh các trường ngày càng có chất lượng, hiệu quả đã tạo ra môi trường học tập, rèn luyện cho học sinh.
Động tác nghiêm:
– Ý nghĩa: Rèn luyện cho người tập có tác phong nghiêm túc, tư thế hung mạnh khẩn trương và đức tính bình tĩnh nhẫn nại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức kĩ luật, thống nhất và tập trung, sẵn sang nhận mệnh lệnh. Đứng nghiêm là động tác cơ bản làm cơ sở cho mọi động tác khác.
-Khẩu lệnh: “Nghiêm”. Chỉ có động lệnh “Nghiêm”, không có dự lệnh.
– Cách làm động tác:
- Hai gót chân đặt sát vào nhau, nằm trên một đường thẳng ngang, hai bàn chân mở rộng 450, hai đầu gối thẳng, sức nặng toàn thân dồn đều vào hai chân.
- Ngực nở bụng thót lại, hai vai thăng bằng.
- Hai tay buông thẳng, năm ngón tay khép lại và cong tự nhiên, đầu ngón tay cái đặt vào giữa của đốt thứ nhất và đốt thứ hai của ngón tay trỏ, đầu ngón tay giữa đặt đúng theo đường chỉ quần. Đầu ngay, miệng ngậm, cằm hơi thu về sau, mắt nhìn thẳng .
Chú ý: Khi làm động tác nghiêm, tay không cầm vào đường chỉ quần, mắt không nhìn xuống dưới chân…
Động tác nghỉ:
– Ý nghĩa: Để quân nhân khi đứng trong hàng đỡ mỏi mà vẫn giữ được tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh và tập trung sức chú ý.
– Cách làm động tác:
- Động tác: Khẩu lệnh: “nghỉ”.
- Nghe dứt khẩu lệnh “nghỉ”, đầu gối trái hơi chùng, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải, thân trên và hai tay vẫn giứ như tư thế đứng nghiêm, khi mỏi chuyển về tư thế nghiêm sau đó chuyển qua gối phải hơi chùng.
Chú ý: Khi làm động tác nghỉ, thân trên và tay vẫn giữ như như khi đứng nghiêm.
Quay tại chỗ:
Ý nghĩa: để đổi hướng nhanh chóng và trật tự, chính xác mà vẫn giữ được vị trí đứng. Quay tại chỗ là động tác cơ bản làm cơ sở cho đổi hình, đổi hướng trong phân đội đựơc trật tự, thống nhất.
Động tác quay bên phải:
a) Khẩu lệnh: “BÊN PHẢI, QUAY”;
b) Động tác: Làm 2 cử động;
- Cử động 1: Thân trên giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân phải và mũi bàn chân trái làm trụ, kết hợp lực toàn thân quay người sang phải 90 độ, trọng lượng toàn thân dồn nhiều vào chân phải.
- Cử động 2: Đưa chân trái về tư thế đứng nghiêm.
Động tác quay bên trái
a) Khẩu lệnh: “BÊN TRÁI, QUAY”;
b) Động tác: Làm 2 cử động
- Cử động 1: Thân trên giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân trái và mũi bàn chân phải làm trụ, kết hợp lực toàn thân quay người sang trái 90 độ (0), trọng lượng toàn thân dồn vào chân trái.
- Cử động 2: Đưa chân phải về tư thế đứng nghiêm.
Động tác nửa bên phải quay
a) Khẩu lệnh: “NỬA BÊN PHẢI, QUAY”;
b) Động tác: Làm 2 cử động
- Cử động 1: Thân trên giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân phải và mũi bàn chân trái làm trụ, kết hợp lực toàn thân quay người sang phải 45 độ, trọng lượng toàn thân dồn nhiều vào chân phải;
- Cử động 2: Đưa chân trái về tư thế đứng nghiêm.
Động tác nửa bên trái quay
a) Khẩu lệnh: “NỬA BÊN TRÁI, QUAY”;
b) Động tác: Làm 2 cử động
- Cử động 1: Thân trên giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân trái và mũi bàn chân phải làm trụ, kết hợp lực toàn thân quay người sang trái 45 độ, trọng lượng toàn thân dồn nhiều vào chân trái;
- Cử động 2: Đưa chân phải về tư thế đứng nghiêm.
Động tác đằng sau quay
a) Khẩu lệnh: “ĐẰNG SAU, QUAY”;
b) Động tác: Làm 2 cử động
- Cử động 1: Thân trên giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân trái và bàn mũi chân phải làm trụ, kết hợp lực toàn thân quay người sang trái về sau 180 độ; khi quay trọng lượng toàn thân dồn nhiều vào chân trái, quay xong đặt bàn chân trái xuống đất;
- Cử động 2: Đưa chân phải về tư thế đứng nghiêm.
Chú ý: Khi quay người không chao đảo.
Hi vọng qua bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi động tác quay tại chỗ dùng để làm gì. Theo dõi Top10vietnam.net để cập nhật nhiều thông tin thú vụ hơn nhé.