Blog

Dãy Hoạt Dộng Hóa Học Của Phi Kim

Phi kim là những nguyên tố nằm phía bên phải bảng tuần hoàn hóa học, thường tồn tại ở dạng phân tử. Vậy dãy hoạt động hóa học của phi kim ra sao? Top10vietnam.net mời các bạn đọc bài viết sau nhé.

Dãy Hoạt Dộng Hóa Học Của Phi Kim
Dãy Hoạt Dộng Hóa Học Của Phi Kim

Tìm Hiểu về Dãy Hoạt Dộng Hóa Học Của Phi Kim

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố nằm phía bên phải bảng tuần hoàn hóa học, thường tồn tại ở dạng phân tử. Chúng là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron, ngoại từ hidro. Đa số các phi kim đều không dẫn điện, một số nguyên tố có sự biến tính (ví dụ như cacbon)

Phi kim bao gồm các khí hiếm (He, Ne, Ar…), halogen (F, Cl, Br), một số á kim (Si, B và các phi kim còn lại (C, N, O, P, S, Se).

Phân loại các nguyên tố phi kim

Phi kim gồm có các loại sau:

  • Khí hiếm: Heli, Neon, Argon, Krypton,Xenon, Radon, Oganesson
  • Halogen: Flo, Clo, Brom, Iot, Astatin
  • Á kim: boron (B), silicon (Si), germanium (Ge), arsenic (As), antimony (Sb), tellurium (Te) và polonium (Po)
  • Các phi kim còn lại: ôxy, lưu huỳnh, selen, nitơ, phốtpho, cacbon, hiđrô

Phi kim có những tính chất vật lí nào?

Tính chất vật lý

  • Trạng thái: Các nguyên tố phi kim thường tồn tại ở 3 trạng thái khác nhau gồm thể rắn (lưu huỳnh, cacbon, photpho…), thể lỏng (brom) và thể khí (hidro, oxy, clo…)
  • Độ dẫn điện và dẫn nhiệt: Đa số các nguyên tố phi kim không dẫn điện và dẫn nhiệt kém.
  • Nhiệt độ nóng chảy: Phần lớn các nguyên tố phi kim có nhiệt độ nóng chảy thấp như photpho (44,2oC), lưu huỳnh (115,2oC), brom (-7,2oC)…

Tính chất hóa học

1. Tác dụng với kim loại

a) Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối:

 Phi kim + Kim loại → Muối

 Ví dụ:  Fe + S → FeS

b) Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit:

  Oxi + Kim loại → Oxit

 Ví dụ: 2Cu + O2 → 2CuO

2. Tác dụng với hyđro

a) Oxi tác dụng khí hyđro tạo thành hơi nước

 Oxi + H2 → H2O

b) Clo tác dụng khí hyđro tạo thanh khí hiđro clorua

Ví dụ:  H2 + Br2 → 2HBr

Nhiều phi kim khác (C, S, Br2,…) phản ứng với khí hyđro tạo thành hợp chất khí.

3. Tác dụng với oxi

Nhiều phi kim tác dụng với khí oxi tạo thành oxit axit

 Ví dụ:  4P + 5O2 → 2P2O5

4. Dãy hoạt động hóa học của phi kim

Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.

  • F, Cl, O là những phi kim mạnh.
  • S, P, C, Si là những phi kim yếu.

Để tổng quát lại tính chất hóa học của phi kim, chúng ta có sơ đồ sau:

Dãy Hoạt Dộng Hóa Học Của Phi Kim
Dãy Hoạt Dộng Hóa Học Của Phi Kim

Vậy là Top10vietnam.net đã cùng các bạn tìm hiểu xong về dãy hoạt động hóa học của phi kim, hi vọng những kiến thức này giúp ích được bạn trong việc học. Chúc các bạn học tập tốt.

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button