[ GIẢI ĐÁP ] Chất Hữu Cơ Có Đặc Tính Kị Nước Là…
Chất hữu cơ hay hợp chất hữu cơ đều là một lớp lớn của các hợp chất hóa học mà phân tử của chúng có chứa Carbon (trừ CO2, CO, H2CO3, CaC2,..).
Vậy chất hữu cơ có đặc tính kị nước là chất nào ? Cùng Top10vietnam.net tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Câu hỏi: Chất hữu cơ có đặc tính kị nước là?
A. prôtit.
B. lipit.
C. gluxit.
D. cả A, B và C.
Đáp án: B. chất hữu cơ có đặc tính kị nước là Lipit
Kiến thức liên quan
Lipit là gì?
Khái niệm: Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong thành phần của tế bào sống, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực (xăng, dầu, benzene…). Về bản chất lipit là những este phức tạp và được chia làm 4 nhóm như sau:
- Chất béo ( trong hóa 12 chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu về chất béo).
- Sáp
- Steroit
- Photpholipit
(Lưu ý : Đừng đồng nhất chất béo với lipit vì lipit không phải chỉ có chất béo ,chất béo chỉ là một trong các dạng của lipit.)
Khái niệm chất béo
Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay là triaxylglixerol. Axit béo là axit đơn chức có mạch cacbon dài, không phân nhánh.
Các axit béo thường có trong chất béo là: axit stearic (CH3[CH2]16COOH), axit anmitic (CH3[CH2]14COOH), axit oleic (cis−CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH).
Tính chất vật lí của chất béo
- Chất béo trong phân tử có gốc hiđrocacbon không no sẽ tồn tại ở trạng thái lỏng, có nguồn gốc từ thực vật. Thí dụ: (C17H33)3C3H5, Chất béo trong phân tử có gốc hiđrocacbon no, sẽ tồn tại ở trạng thái rắn, thường có nguồn gốc từ động vật thí dụ: (C17H35COO)3C3H5 có trong mỡ lợn.
- Chất béo không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzen, hexan, clorofom,…
- Chất béo nhẹ hơn nước.
Tính chất hóa học
Về cấu tạo, chất béo là trieste nên có tính chất của este nói chung. Có khả năng tham gia các phản ứng sau:
- Phản ứng thủy phân trong môi trường axit tương tự như este (phản ứng thuận nghịch)
- Phản ứng xà phòng hóa: (thủy phân trong môi trường bazơ) Lưu ý: phản ứng xà phòng hóa chỉ xảy ra trong dung dịch NaOH, KOH.
- Phản ứng cộng hiđro của chất béo lỏng: (Được dùng để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn hay dầu mỡ thành bơ).
Ứng dụng của chất béo
- Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol. Một số loại dầu thực vật được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ diezel.
- Chất béo còn được dùng trong sản xuất một số thực phẩm khác như mì sợi, đồ hộp…
- Grixerol được dùng trong sản xuất chất dẻo, mĩ phẩm, thuốc nổ…
Vai trò chất béo
- Chất béo còn là nguyên liệu tổng hợp một số chất cần thiết cho cơ thể.
- Đảm bảo sự vận chuyển và hấp thụ các chất hòa tan được trong chất béo.
- Chất béo là thức ăn quan trọng của con người.
- Trong cơ thể người, chất béo là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng
Sự khác biệt giữa 2 loại chất béo
- Chất béo xấu
Chất béo xấu tồn tại dưới dạng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Cả 2 dạng này đông đặc ở nhiệt độ bình thường, khiến cơ thể sản sinh ra cholesterol xấu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- Chất béo tốt
Còn gọi là chất béo không bão hoà tồn tại dưới hai dạng là bão hòa đơn và bão hòa đa. Omega-3 và omega 6 là 2 loại chất béo không bão hòa đa. Ngoài ra, chúng cũng là những loại axit béo phổ biến mà cơ thể cần hấp thụ từ những loại thực phẩm.
Chất béo tốt giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, sản sinh ra cholesterol tốt truyền đi khắp cơ thể và ngăn ngừa các nguy cơ về bệnh tim mạch. Một chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa rất có lợi cho sức khỏe của bé.
- Chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, mọi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao như: thịt mỡ, trứng, da gia cầm, chế phẩm từ sữa (pho mát, kem, sữa béo), cọ, dừa, bơ ca cao, khoai tây chiên, bánh quy,…
- Chất béo chuyển hóa
Đây là một loại chất béo bị hydro hóa trong quá trình chế biến. Nó làm giảm cholesterol tốt (HDL), tăng cholesterol xấu (LDL) và triglycerides trong cơ thể.
Chất béo chuyển hóa có thể dễ dàng được tìm thấy trong một số thực phẩm như:
- Các món ăn được chiên dầu nhiều như khoai tây chiên, gà rán,…
- Các loại bánh ngọt như bánh bông lan, bánh donuts, bánh quy,…
- Các loại bơ thực vật.
- Mỡ cừu
- Bỏng ngô dạng được tẩm ướp sẵn gia vị…
Mặc dù có hại là vậy, nhưng chất béo chuyển hóa đang ngày càng phổ biến trong các món ăn hơn. Đơn giản là bởi nó có khả năng kéo dài hạn sử dụng, dễ tạo hình và đem đến hương vị hấp dẫn hơn cho món ăn.
Trên đây là các kiến thức về chất béo mà Top10vietnam.net tổng hợp, hi vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc chất hữu cơ có đặc tính kị nước là chất nào. Chúc bạn học tập tốt.