Hệ Cơ Sở Dữ Liệu Gồm Những Gì ?
Trong bài viết này Top10vietnam.net sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi hệ cơ sở dữ liệu gồm những bộ phận nào. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Câu hỏi: Một Hệ CSDL gồm:
A. CSDL và các thiết bị vật lí.
B. Các phần mềm ứng dụng và CSDL.
C. Hệ QTCSDL và các thiết bị vật lí.
D. CSDL và hệ quản trị CSDL và khai thác CSDL đó.
Đáp án: D. Một Hệ CSDL gồm CSDL và hệ quản trị CSDL và khai thác CSDL đó. Ngoài ra, còn có các phần mềm ứng dụng được xây dựng dựa trên hệ quản trị CSDL để việc khai thác CSDL trở lên thuận tiện hơn, đáp ứng các yêu cầu đa dạng của người dùng.
kiến thức liên quan
Trong phần này mình sẽ giới thiệu các vấn đề liên quan đến CSDL (Cơ sở dữ liệu) như: khái niệm, mô hình,… CSDL.
CSDL là gì?
Khái niệm CSDL: CSDL là tập hợp tất cả các dữ liệu rời rạc thành 1 hệ thống dữ liệu có thứ tự và có thể liên kết các dữ liệu với nhau.
Mục tiêu ta sử dụng CSDL là vì để quản lý dễ dàng và tìm kiếm, thông tin lưu trữ hệ thống nhất. Có thể tìm kiếm một cách nhanh chóng khi cần thông tin nào đó và cũng có thể lôi kéo các “dòng họ” liên quan với thông tin đó luôn luôn.
Đặc điểm của cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các thông tin có sự liên kết với nhau tạo nên tính logic, từ nguồn dữ liệu này có thể tìm kiếm được nguồn dữ liệu khác. CSDL (Cơ sở dữ liệu) được tạo nên có mục đích sử dụng rõ ràng, phù hợp cho một nhóm đối tượng cùng sử dụng đồng thời.
Ví dụ về cơ sở dữ liệu như sau: Trên một trang Web sẽ có 3 phần. Phần lập trình được thiết kế bởi lập trình viên giúp cho trang hoạt động theo mục đích của chủ web. Phần dữ liệu như video, media dùng cho đối tượng người sử dụng với mục đích khai thác thông tin. Phần cơ sở dữ liệu như bài viết, tin tức, đánh giá,.. là do admin cập nhật với nội dung muốn gửi đến người dùng.
Cơ sở dữ liệu xuất hiện rộng rãi ở mọi lĩnh vực trong đời sống ví dụ như lưu trữ danh bạ bạn bè trong điện thoại, lưu trữ bạn bè trong facebook, lưu trữ các địa chỉ mail, yahoo; Lưu trữ lịch sử các hoạt động trên ứng dụng Grab, ứng dụng Uber, ứng dụng Fastgo; Lưu trữ giao dịch tại ngân hàng; Lưu trữ lịch sử cuộc gọi,…
Theo thống kê có khoảng 99,99% các ứng dụng cần đến cơ sở dữ liệu. Như vậy hầu như không đơn vị nào không có nhu cầu sử dụng hệ dữ liệu cả. Từ những dữ liệu đơn giản ví dụ như file text, microsoft access, sqlite,… đến các nguồn dữ liệu lớn và phức tạp như SQL Server hay Oracle,….
CSDL hệ quản trị (Hệ quản trị cơ sở dữ liệu) là gì?
Hiện nay, một lượng vô cùng lớn các thông tin hữu ích với chúng ta đang tồn tại ở dạng văn bản. Việc của chúng ta là phải biết cách quản lý và sử dụng chúng sao cho thật hiệu quả. Để quản lý một lượng dữ liệu lớn phức tạp, người sử dụng phải có những công cụ hỗ trợ tính năng đơn giản trong thao tác nhưng lại hiệu quả trong trích lọc thông tin.Từ thực tế đó, hệ quản trị cơ sở dữ liệu ra đời.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System – DBMS): Là một hệ thống phần mềm cho phép tạo lập cơ sở dữ liệu và cung cấp cơ chế lưu trữ, truy cập dựa trên các mô hình CSDL.
1. Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu
a) Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu
- Hệ QTCSDL phải cung cấp môi trường cho người dùng dễ dàng hai báo kiểu dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin và các ràng buộc trên dữ liệu.
- Mỗi hệ QTCSDL cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu để người dùng có thể tạo lập CSDL.
b) Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu
• Ngôn ngữ thao tác dữ liệu là ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin, các thao tác gồm:
+ Cập nhật (nhập, sửa, xoá dữ liệu);
+ Khai thác (sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo, …)
• Ngôn ngữ CSDL phổ biến là SQL (Structured Query Language)
c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào cơ sở dữ liệu
- Hệ QTCSDL phải có các bộ chương trình thực hiện nhiệm vụ sau:
- Phát hiện và ngăn chặn truy cập không được phép, đáp ứng yêu cầu an toàn và bảo mật thông tin.
- Duy trì tính nhất quán dữ liệu
- Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời
- Khôi phục CSDL khi có sự cố phần cứng hay phần mềm
- Quản lý các mô tả dữ liệu
2. Hoạt động của một hệ cơ sở dữ liệu
• Mỗi hệ QTCSDL gồm nhiều thành phần (môđun), hai thành phần chính là bộ xử lý truy vấn (xử lý yêu cầu) và bộ quản lý dữ liệu
• Hệ QTCSDL phải có các tương tác với hệ điều hành
• Khi người dùng yêu cầu, hệ QTCSDL gửi yêu cầu đến thành phần có nhiệm vụ thực hiện và yêu cầu hệ điều hành tìm một số tệp dữ liệu cần thiết.
• Các tệp tìm thấy được chuyển về hệ QTCSDL xử lí và kết quả được trả cho người dùng.
3. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu
Bước 1. Khảo sát
• Tìm hiểu yêu cầu của công tác quản lý
• Xác định dữ liệu cần lưu trữ, phân tích mối liên hệ dữ liệu
• Phân tích các chức năng cần có của hệ thống khai thác tt, đáp ứng các yêu cầu đạt ra
• Xác định khả năng phần cứng, phần mềm có thể khai thác, sử dụng
Bước 2.Thiết kế
• Thiết kế cơ sở dữ liệu.
• Lựa chọn hệ QTCSDL triển khai.
• Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng.
Bước 3. Kiểm thử
• Nhập dữ liệu cho CSDL
• Tiến hành chạy thử. Nếu hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đạt ra thì đưa hệ thống vào sử dụng. Nếu hệ thống còn lỗi thì cần rà soát lại tất cả các bước đã thực hiện trước đó. Xem lỗi xuất hiện ở đâu để khắc phục.
Hi vọng với những thông tin mà Top10vietnam.net cung cấp đã giúp bạn hiểu hơn về hệ cơ sở dữ liệu, qua đó trả lời được thắc mắc hệ cơ sở dữ liệu gồm những gì. Chúc bạn học tập tốt!